Nga thử nghiệm Vaccine chống dịch Covid-19 trên 40.000 người

Sunday, 23/08/2020
Đăng bởi Anh Nghiêm


Mới đây, Nga tuyên bố sẽ thử nghiệm Vaccine chống dịch Covid-19 trên 40.000 người dưới sự giám sát của một tổ chức nghiên cứu nước ngoài nhằm thu thập nhiều thông tin hơn về loại Vaccine mới mà họ được cấp phép. Thậm chí Tổ chức y tế thế giới hiện đang đàm phán với Nga để có số liệu của cuộc thử nghiệm này.

Trong tuần trước, Nga đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấp giấy phép cho Vaccine chống dịch Covid-19 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã phát triển thành công loại Vaccine mang tên "Sputnik V".

Ngay sau tuyên bố trên, Nga đã nhận được vô số đơn hàng từ khắp thế giới cũng như ký hợp đồng tăng sản lượng sản xuất lên 500 triệu liều mỗi năm để đáp ứng nhu cầu.

Theo Viện Gamaleya, nơi phát triển Vaccine Sputnik V, hơn 40.000 người sẽ được tiêm thử nghiệm tại 45 trung tâm y tế trên toàn Nga. Số liệu sau đó sẽ được cung cấp cho WHO cũng như nhiều nước đang xem xét đồng ý thử nghiệm giai đoạn cuối cho Vaccine Sputnik V như Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Brazil hay Philippines.

Dù được thử nghiệm trên 40.000 người nhưng Vaccine Sputnik V đã được các quan chức Nga cấp phép. Dẫu vậy ban đầu chúng chỉ được tiêm thử cho một số lượng nhỏ những người trong ngành trước khi được tiêm rộng rãi.

Nga thử nghiệm Vaccine chống dịch Covid-19 trên 40.000 người, cung cấp số liệu cho WHO - Ảnh 1.

 

 

 

 

Theo Giám đốc Kirill Dimitriev của RDIF, quỹ đầu tư nhà nước đứng sau chương trình phát triển Vaccine Sputnik V, các nhân viên y tế hay những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được thử nghiệm trước tiên và được theo dõi chặt chẽ bởi một tổ chức nước ngoài nhằm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế khi phân phối cho quốc gia khác.

Vaccine Sputnik V của Nga bao gồm 2 mũi tiêm nhằm giúp cơ thể sản sinh kháng thể cũng như miễn dịch dài hạn được với SARS-Cov-2. Các nhà nghiên cứu Nga cho biết những thí nghiệm đầu tiên cho thấy người được thử nghiệm sản sinh kháng thể tốt chống lại dịch bệnh nhưng chúng sẽ kéo dài bao lâu thì hiện vẫn chưa có kết quả chính xác.

"Mỗi cơ thể người sẽ có phản ứng khác nhau. Một số sẽ phát triển kháng thể mạnh trong khi cơ thể khác thì lại chẳng phản ứng gì. Trong những trường hợp như vậy, người tiêm có thể bị nhiễm bệnh nhưng triệu chứng sẽ rất nhẹ. Hơn nữa, tỷ lệ không sản sinh kháng thể chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số người tiêm", Chuyên gia Vladimir Chulanov của Bộ y tế Nga nhận định.

Trong khi đó, Giám đốc Dimitriev tuyên bố họ đang cố gắng trả lời những câu hỏi mà giới khoa học Phương Tây đưa ra bằng việc công bố chi tiết bằng chứng khoa học cho Vaccine Sputnik V vào cuối tháng 8/2020.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: